Điểm tin bài mới nhất trên trang MP Blog

Tự do ngôn luận

Wikipedia - Tự do ngôn luận là sự tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế. Thuật ngữ đồng nghĩa với tự do biểu đạt/diễn đạt hoặc tự do thể hiện (freedom of expression) đôi khi còn được dùng để nói đến cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ thông tin hoặc quan niệm, quan điểm, bất kể bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông nào. Trong thực tiễn, không có quốc gia nào có quyền tự do ngôn luận tuyệt đối, quyền này thường bị hạn chế, chẳng hạn như sự hạn chế đối với các phát ngôn có tính chất thù ghét ("hate speech").

Quyền tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người trong Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và được thừa nhận trong luật nhân quyền quốc tế tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR).

Công ước ICCPR thừa nhận quyền tự do ngôn luận là "quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận".

Mọi người đều có quyền giữ vững quan điểm mà không bị can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do thể hiện; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng của tất cả các loại, không kể biên giới, bằng miệng, bằng văn bản hoặc ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác của sự lựa chọn của mình.” - Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Tự do ngôn luận, hay tự do biểu đạt, còn được thừa nhận trong luật nhân quyền của một số khu vực. Quyền này được khẳng định tại Điều 10 Hiệp ước Châu Âu về Nhân quyền (European Convention on Human Rights).

Loading...