Trên cõi đời này cũng vậy, hoạn nạn có thể đến với ta lúc nào khó lường trước được, nỗi đau đến với mình bất cứ lúc nào, nếu tâm mình thiếu kiểm soát, dễ dãi chạy theo những cám dỗ bên ngoài. Sự khác nhau giữa người trí và người vô trí ở chỗ làm sao vượt qua dục vọng của mình.
Cạm bẫy thế gian bủa giăng khắp nơi, khắp chốn với nhiều hình thức khác nhau rất khó nhận ra, không khác gì những cái lờ bẫy cá, nó được ngụy trang, che đậy, lại có mồi nhử thơm ngon, hấp dẫn, đường vào thì dễ, mà lối ra thì lắm nỗi chông gai.
Cũng chỉ vì một thoáng ngọt bùi ngắn ngủi của thế gian mà không ít người phải chịu khổ đau dai dẳng tràn trề. Và khi đã vướng vào cạm bẫy cuộc đời thì tháo gỡ bằng cách nào? Đó là một câu hỏi hóc búa liên hệ đến nghệ thuật sống và cách thức gắn liền với những nỗ lực của nhận thức, cảm xúc, vừa thay đổi thói quen, vừa thay đổi cách sống và là mối tổng hòa của các nỗ lực khác.
“Quay đầu” là cách thức giải thoát khổ đau, tìm đến bến bờ an vui, hạnh phúc cuộc đời, là tiến trình của từ bi. Triết lý nhà Phật xác định rất rõ, khi chúng ta quay đầu thì bến bờ ở ngay trước mặt, nhưng khoảng cách từ nơi xuất phát quay đầu cho đến bến bờ an vui, hạnh phúc dài hay ngắn, mau hay chậm, thuận hay nghịch, nó lệ thuộc hoàn toàn vào nhận thức của mỗi người.
Trên đời này, sự khát khao hạnh phúc, an vui của con người giống như cá chép trong lờ muốn trở về với cuộc sống bên ngoài mênh mông sóng nước. Sự quay đầu của người lầm lỡ là hướng về nơi mọi người có quyền được sống, được sinh hoạt, được đóng góp công sức cho thế giới sống của mình...
Loading...